Đặc điểm Nhím

Hình thái

Nhím đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực.

Thức ăn

Nhím ăn các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng chát... Ít khi uống nước, vì nhím ăn nhiều rau, quả...[1]và đặc biệt là các loại cây có bài thuốc trị về những vấn đề rối loạn đường ruột, vì vậy bao tử nhím được xem là một trong những bộ phận khá đặc biệt đối với loài nhím.

Nhiễm bệnh

Nhím ít khi bị nhiễm bệnh, bệnh thường gặp ở nhím là bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve cắn gây nên ghẻ lở và bệnh đường ruột...

Sinh trưởng & sinh sản

Nhím trưởng thành sau khoảng 8 - 10 tháng, đạt trọng lượng trung bình 8 – 10 kg/con và bắt đầu sinh sản. Nhím cái động dục 1 - 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai khoảng ba tháng thì đẻ, mỗi lứa từ 1 - ba con, thường là hai con. Nhím thường đẻ vào ban đêm. Đặc biệt nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho những con không phải mình đẻ ra bú bình thường. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là động dục và cho phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.[2]